Vai trò của Người lãnh đạo và người đồng hành

Trong sự đối lập giữa người lãnh đạo và người phụng sự, vai trò của họ có thể đan xen và thay thế lẫn nhau, tạo ra sự phong phú và đa dạng trong quá trình hoạt động của tổ chức.

Đối với người lãnh đạo, điều quan trọng là bộc lộ sự vượt trội trong TRÍ TUỆ, PHẨM CHẤT và có tầm nhìn rõ ràng về tương lai. Trong việc thể hiện Phẩm Chất, chúng ta cần phải tôn trọng các giá trị cơ bản như NHẪN – LỄ – NGHĨA – TRÍ – TÍN. Tuy nhiên, không nên quá tự cao và cần phải biết kiểm soát tính cách, đặc biệt là bằng cách thể hiện tính khiêm tốn. Trong giao tiếp, lời nói cần mang đến sự yêu thương và tôn trọng đối với người đồng hành, đồng thời cần phải quảng bá họ khi có cơ hội và biết ơn họ về mặt chuyên môn và năng lực.

Trái lại, người hỗ trợ cần phải thể hiện sự TRÂN TRỌNG và BIẾT ƠN lớn đối với vai trò của mình. Họ cần phải thể hiện NĂNG LỰC NHÂN CÁCH và sự chuyên nghiệp trong mắt của người lãnh đạo. Thông qua sự hỗ trợ từ người lãnh đạo, họ có thể tạo ra thu nhập lớn hơn và phải quản lý tài chính một cách cẩn thận. Đồng thời, sức khỏe là yếu tố không thể thiếu để có đủ năng lực hoạt động và gánh vác trách nhiệm. Đặc biệt, họ cần phải bộc lộ 8 tố chất nhân tài: sự cống hiến, kiên trì, sự vui vẻ, niềm tin, hy vọng, khiêm tốn, biết ơn và trân trọng.

Với cả người lãnh đạo và người hỗ trợ cần sự đơn giản, vui vẻ và sự tin tưởng là những chìa khóa quan trọng trong hành động và tạo nên sự hòa thuận và thành công.

Tổng kết bài học:

  1. Nhắc đến quy luật, nguyên lý hình ảnh con thuyền, thuật theo nguyên lý và quy luật sẽ thuận lợi
  2. Cộng sinh: cùng nhau tạo giá trị hướng đến mục tiêu chúng, mối qua hệ tốt đẹp giữa người lãnh đạo và người phụng sự
  3. Người dẫn đầu cần tạo bối cảnh để người hỗ trợ có cơ hội trưởng thành, bồi dưỡng
  4. Người hỗ trợ chỉ cần năng cao năng lực của mình, mượn tầm nhìn của người lãnh đạo nâng cao năng lực của mình.
  5. Người lãnh đạo cần bồi dưỡng nâng nhận thức nội tâm của mình lên, nhận thấy tố chất nhân tài của người hỗ trợ. Bồi dưỡng nhân cách và phẩm chất của nhà lãnh đạo.
  6. Người hỗ trợ cần bồi dưỡng năng lực của mình, phẩm chất và thể chất, tâm thái trân trọng biết ơn với tâm niệm nếu mình không làm sẽ có người khác làm tốt hơn mình vạn lần.

Bài học 1: Thuận theo tự nhiên thì cuộc đời tự nhiên thuận 

Bài học 2 : Cộng sinh là hợp tác, là cộng tác để cùng nhau tạo giá trị, vậy thì quy luật cộng sinh mục tiêu là hướng tới việc cộng tác, hợp tác giữa con người với con người để cùng nhau tạo giá trị cho gia đình, tổ chức, xã hội. Vậy thì trong mối quan hệ xã hội, ai là người giữ vai trò hình ảnh con cua, ai là người giữ vai trò hình ảnh sợi dây

Bài học 3 : Người dẫn đầu, lãnh đạo cần tạo bối cảnh để người hỗ trợ được cống hiến, gánh vác trao giá trị (bố mẹ tạo bối cảnh cho con cái, sếp tạo bối cảnh cho nhân viên). Và bồi dưỡng cho người hỗ trợ trở thành người lãnh đạo trong phạm vi gia đình, tổ chức

Bài học 4 : Người hỗ trợ cần tập chung vào năng lực để trở thành một người có giá trị cao (thu hút được người lãnh đạo)

Bài học 5 : Người lãnh đạo cần bồi dưỡng 

– Trí tuệ : nâng nhận thức nội tâm về con người, coi người hỗ trợ là nhân tài xung quanh mình, biết cách đối đãi, bồi dưỡng nhân tài (luôn có tâm niệm : Thành tựu do người_khiêm tốn)

– Nhân cách : Thu hút nhân tài

– Phẩm chất : Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín

– Vật chất : Có thể hiển lộ hoặc phải có tầm nhìn về vất chất để người hỗ trợ đi theo

Bài học 6 : Người hỗ trợ cần bồi dưỡng 

– Năng lực : giỏi chuyên môn, định hướng mình là chuyên gia (đơn giản hoá mọi việc phức tạp,

– Thể chất : để cống hiến gách vác

– Tâm thái : trân trọng biết ơn, luôn tâm niệm nếu không có mình thì sẽ có người khác làm tốt hơn mình gấp vạn lần

Bài học 7 : Chuyển dịch từ người hỗ trợ thành người lãnh đạo với ý niệm : vì người mà làm (ý niệm dương)

HuynhHongMMo

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Huỳnh Hồng MMO
Scroll to Top